Mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN?

  • Thread starter Tamnguyen177
  • Ngày gửi
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Công ty bạn trả lương theo thang bảng lương do công ty tự xây dựng. Vì vậy, mức lương làm căn cứ đóng BHXH,BHYt, BHTN là mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định, mức lương ghi trong hợp đồng này ít nhất phải cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng quy định ở trên.
Do đó mức lương bắt buộc ít nhất là bao nhiêu? tùy thuộc vào mức lương bạn thể hiện trong HĐLĐ

Bạn cho hỏi thêm: trường hợp cụ thể như bạn hellangel1685 đã đưa ra, vậy lấy mức nào làm căn cứ để đóng BHXH: 2tr, 3,5tr,...hay 4,7tr ?

(bởi vì: trả lời chung chung là đặc tính "riêng có" của các CQ hữu quan ...hihi...)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Workforce

Workforce

Guest
Nếu bắt buộc phải trả lời thì chắc chắn cơ quan chức năng sẽ trả lời:

Mức lương phải đóng BHXH là 4.7 tr.

Nếu là bạn là họ, bạn sẽ trả lời ntn?
 
Sửa lần cuối:
VTM

VTM

Guest
14/10/05
5,506
81
48
TÂY NAM BỘ
Nếu bắt buộc phải trả lời thì chắc chắn cơ quan chức năng sẽ trả lời:

Mức lương phải đóng BHXH là 4.7 tr.

Nếu là bạn là họ, bạn sẽ trả lời ntn?

Vẫn là câu 4,7tr...theo qui định về mức lương (DN tự XD) đóng BHXH.:004:
(khỏi phải mang tiến trả lời chung chung DN la làng...hihi...)
 
H

hellangel1685

Guest
19/4/10
3
0
1
tphcm
Công ty bạn trả lương theo thang bảng lương do công ty tự xây dựng. Vì vậy, mức lương làm căn cứ đóng BHXH,BHYt, BHTN là mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định, mức lương ghi trong hợp đồng này ít nhất phải cao hơn 7% mức lương tối thiểu vùng quy định ở trên.
Do đó mức lương bắt buộc ít nhất là bao nhiêu? tùy thuộc vào mức lương bạn thể hiện trong HĐLĐ

À, trường hợp mình đưa ra chính là mức lương ghi trong HĐLĐ đấy. Mình muốn biết là khi đóng BHXH, BHYT, BHTN mình ghi mức lương bao nhiêu thì họ chấp nhận? đương nhiên càng nhiều càng tốt rồi nhưng ít nhất là bằng bao nhiêu? 2tr? or 3,5tr?
Theo quy định thì mức lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN gồm mức lương chính + phụ cấp ghi tại khoản 1 điều 3 HĐLĐ. Vậy trong trường hợp mình đưa ra, có các khoản phụ cấp như thế thì có khoản nào được trừ ra không hay là phải đóng tất tần tật? :help:
 
B

BUIHOANGANH87

Trung cấp
18/4/07
57
0
6
37
LONG AN
Quỹ lương đóng BH!

Các bác cho em hỏi quỹ lương cơ bản đóng bảo hiểm dựa trên những cơ sở nào? Một công ty có tiền phụ cấp dựa trên doanh thu đạt được trong tháng sau đó chia cho nhân viên, thì quỹ lương tính ra sao. Nếu có thể, cho em văn bản nào hướng dẫn được không ạ!
Xin cám ơn cả nhà nhe!
 
T

thuyhien2000

Guest
11/6/10
1
0
0
54
VT
Các bác cho em hỏi quỹ lương cơ bản đóng bảo hiểm dựa trên những cơ sở nào? Một công ty có tiền phụ cấp dựa trên doanh thu đạt được trong tháng sau đó chia cho nhân viên, thì quỹ lương tính ra sao. Nếu có thể, cho em văn bản nào hướng dẫn được không ạ!
Xin cám ơn cả nhà nhe!

Bác có thể tham khảo cái này:Điểm 3b Điều 5 Chương II Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003
Điều 5. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
3. Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành;
b) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động;
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý tối đa không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;
d) Tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành, nghề đặc biệt theo chế độ của nhà nước quy định.
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Bác có thể tham khảo cái này:Điểm 3b Điều 5 Chương II Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003
Điều 5. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
3. Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành;
b) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động;
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý tối đa không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;
d) Tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành, nghề đặc biệt theo chế độ của nhà nước quy định.

Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ---> Đã hết hiệu lực từ 21/03/2007
Và được thay bởi Nghị định 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Cái này cũng hết hiệu lực 1 phần)

Cái này Mới đây:

Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp - Hiệu lực: 01/01/2009


Nghị định bạn dẫn chứng (164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003) đâu có liên quan gì câu hỏi của thành viên

Các bác cho em hỏi quỹ lương cơ bản đóng bảo hiểm dựa trên những cơ sở nào? Một công ty có tiền phụ cấp dựa trên doanh thu đạt được trong tháng sau đó chia cho nhân viên, thì quỹ lương tính ra sao. Nếu có thể, cho em văn bản nào hướng dẫn được không ạ!
Xin cám ơn cả nhà nhe!

Hôm qua bạn post thêm topic mới, tôi đã gộp về đây. Bạn chịu khó đọc từ đầu topic này
 
B

BUIHOANGANH87

Trung cấp
18/4/07
57
0
6
37
LONG AN
Bác có thể tham khảo cái này:Điểm 3b Điều 5 Chương II Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003
Điều 5. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
3. Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng:
a) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước được tính vào chi phí hợp lý theo chế độ hiện hành;
b) Tiền lương, tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác được tính vào chi phí hợp lý theo hợp đồng lao động;
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động được tính vào chi phí hợp lý tối đa không quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước;
d) Tiền ăn định lượng chi trả cho người lao động làm việc trong một số ngành, nghề đặc biệt theo chế độ của nhà nước quy định.

Mình hỏi quỹ lương đóng BH mà Bác!

Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ---> Đã hết hiệu lực từ 21/03/2007
Và được thay bởi Nghị định 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (Cái này cũng hết hiệu lực 1 phần)

Cái này Mới đây:

Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp - Hiệu lực: 01/01/2009


Nghị định bạn dẫn chứng (164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003) đâu có liên quan gì câu hỏi của thành viên



Hôm qua bạn post thêm topic mới, tôi đã gộp về đây. Bạn chịu khó đọc từ đầu topic này

Sorry, cám ơn bác nhiều nhé!
 
H

hoangthuytrang

Sơ cấp
24/6/08
17
0
0
42
HaNoi
mình cũng đang mắc một vấn đề mong các bạn giải quyết giúp mình nhé. Cty mình thì đã đang ký xong hệ thống thang bảng lương mức đóng của bên mình kế toán trước đã đăng ký:-GĐ 5.500.000d
-NVKD: 4.000.000
-NVKT: 3.000.000
nhưng sếp ko đồng ý đến khi mình vào làm sếp bắt đi đăng ký lại thang bảng lương theo đúng với mức thực trả
GD: 15.000.000
NVKD: 6.000.000
NVKT:4.000.000
Mình muốn hỏi cái vụ đang ký lại thang bảng lương kia trình tự thủ tục thế nào có ai làm qua rồi không cho mình tý kinh nghiệm(chứ đăng ký từ đầu đã khó rồi đăng này vừa mới đăng ký chưa đươc 5th->có được đăng ký lại luông ko nhỉ?)
 
N

nganvt

Sơ cấp
11/12/09
6
0
0
Ha Noi
Áp dụng mức lương nào để đóng BHXH, BHYT?

Cơ quan em là tổ chức phi chính phủ. Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì phải đóng theo mức lương tối thiểu vùng là 980.000Đ theo nghị định 97/ NĐ - CP quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.Nhưng cơ quan e có thể đóng mức lương thấp hơn là 730.000Đ theo mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định có được không?
Xin các anh chị cho em xin ý kiến.
 
Sửa lần cuối:
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Không rõ bài tôi viết cách nào mà khó đọc quá – chán thật

Do nâng cấp phiên bản mới, tôi không rõ phần dịnh dạng sao nó không tương thích. Đành phải chỉnh lại như thế này để dẽ đọc
Các bạn chịu khó nhấn vào nút điều chỉnh – Tạo trang in xem dễ hơn

Trích nguyên văn:

-------------------------------------------------------------------------------

Nguyên văn bởi nganvt
Cơ quan em là tổ chức phi chính phủ. Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế thì phải đóng theo mức lương tối thiểu vùng là 980.000Đ theo nghị định 97/ NĐ - CP quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.Nhưng cơ quan e có thể đóng mức lương thấp hơn là 730.000Đ theo mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định có được không?
Xin các anh chị cho em xin ý kiến.

-------------------------------------------------------------------------------

Bạn cần phân biệt mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng


Trích nguyên văn:

-------------------------------------------------------------------------------
Theo Chương II - Điều 56 của Bộ Luật Lao Động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có ghi :

Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế.
-------------------------------------------------------------------------------

Mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng có hiệu lực từ 01/05/2010


Trích nguyên văn:

-------------------------------------------------------------------------------
Điều 2. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này áp dụng đối với:

1. Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

2. Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

3. Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;


Điều 3. Mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này được dùng làm cơ sở:

1. Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Điều 2 Nghị định này.

2. Tính trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

3. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo lương tối thiểu chung.
-------------------------------------------------------------------------------


Mức lương tối thiểu vùng (áp dụng từ 01/01/2010) theo: (Mức lương tối thiểu vùng để trả công đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường)

• Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động - Có hiệu lực từ 01/01/2010

• Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam - Có hiệu lực từ 01/01/2010

• Thông tư số: 35/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với Công Ty Nhà Nước và Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. - Hiệu lực : 01/01/2010

• Thông tư số: 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên Hiệp Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động – Hiệu lực : 01/01/2010[

Mức tiền lương tối thiểu vùng điều chỉnh từ thời điểm 01/01/2010, theo

Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động

Vùng 1 : 980.000 đồng - Vùng 2 : 880.000 đồng
Vùng 3 : 810.000 đồng - Vùng 4 : 730.000 đồng


Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam

Vùng 1 : 1.340.000 đồng - Vùng 2 : 1.190.000 đồng
Vùng 3 : 1.040.000 đồng - Vùng 4 : 1.000.000 đồng


Trích nguyên văn:

-------------------------------------------------------------------------------
PHỤ LỤC QUY ĐỊNH DANH MỤC CÁC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG (Ban hành kèm theo Nghị định số 97/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ)

1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thị xã Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương.
- Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Thị xã Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
-------------------------------------------------------------------------------

Tham khảo thêm:

Thông tư 06/2010/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung đối với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

Công văn số 49/BHXH-BT ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về mức lương tối thiểu làm cơ sở tính mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN


Trích nguyên văn:

-------------------------------------------------------------------------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2010

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương


Thời gian qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được nhiều ý kiến phản ánh của Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) về vướng mắc khi triển khai áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP và Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ để xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động. Về vấn đề này BHXH Việt Nam hướng đẫn như sau:

1. áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP, Nghị định số 98/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn và trả tiền lương, tiền công cho người lao động:

1.1. Công ty, doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 2 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP để tính đơn giá tiền lương.

1.2. Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam quy định tại khoản 3 và 4 điều 1 Nghị định số 97/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

1.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định số 98/2009/NĐ-CP: áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP để tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền do pháp luật lao động quy định.

2. Mức lương tối thiểu làm cơ sở xác định mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của người lao động quy định tại khoản 1 và 2 Điều 94, Điều 105 Luật BHXH và khoản 1 Điều 14 Luật BHYT:

2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/4/2009 của Chính phủ. Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì thực hiện theo mức lương tối thiểu chung đã được điều chỉnh.
.......
.......
.......
.......
.......

a. Kể từ ngày 01/01/2010 trở đi, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị, tổ chức nêu tại tiết 1.2 điểm 1 công văn này thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 97/2009/NĐ-CP. Đối với người lao động làm việc cho các đơn vị, tổ chức nêu tại tiết 1.3 điểm 1 công văn này thì mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc. BHYT, BHTN không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 98/2009/NĐ-CP.

b. Đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 36/2009/TT-BLĐTBXH ngày 13/11/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN nêu tại tiết 2.2 này phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

c. Trường hợp đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thành lập đơn vị chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn vùng nào căn cứ mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn đó để xác định mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bất buộc, BHYT, BHTN.

3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tại điểm 1 và điểm 2 nêu trên mà cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị BHXH các tỉnh báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời để xem xét, giải quyết./.


KT. Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
(Đã ký)
Nguyễn Đình Khương

-------------------------------------------------------------------------------

Bổ sung:
Mức lương tham gia BHXH thấp nhất thực hiện theo văn bản nêu trên (Khống chế mức tối thiểu) - Khống chế mức tối đa, 20 lần của mức lương tối thiểu chung: 730.000 đồng X 20 lần: 14 triệu 6
 
T

thanthai

Guest
2/2/08
11
1
0
Hà Tây
Bác Kế Toán Già Gân có thể diễn nôm được không? Cứ trích luật, quy định, thông tư thế này em thấy váng hết cả đầu.
Đọc xong em vẫn chưa hiểu: Lương tối thiểu vùng để làm gì? lương tối thiểu chung để làm gì? Khi xây dựng bản lương đóng bảo hiểm thì xây dựng theo mức lương tối thiểu chung hay tối thiểu vùng?
Thanks bác nhé.
 
T

thuydienhong

Guest
8/11/10
1
0
0
40
Đà Nẵng
cach hach toan ve tien luong va cac khoan trich theo luong theo hinh thúc chung tu ghi so

Các bạn ơi, vui lòng cho mình xin ý kiến về vấn đề này với.
Mình làm cho Cty TNHH, trả lương theo thoả thuận. Nếu như tiền lương trả cơ bản trả cho 1 nhân viên là 2triệu đồng/tháng, nhưng mức đóng BHXH, BHYT của người đó là 1triệu đồng/tháng thì có được không? Nếu tiền lương thực trả và tiền lương CB để đóng BHXH khác nhau thì sao?Như vậy có vi phạm về Luật BHXH và các Luật khác có liên quan hay không?
 
P

phanbichhanh

Trung cấp
15/7/08
68
4
8
54
tren troi
theo đúng luật thì công ty bạn phải đóng bảo hiểm cho nviên đúng vớia mức lương mà cty bạn đang trả cho họ.nhưng sếp muốn đóng 1-1,5tr thì mình làm vậy.nay mai nếu muốn mình lại nâng mức đống đó lên.ko có vấn đề jì đâu.chúc bạn thành công
Mình đăng ký theo m dđóng BHXh là 1.5tr nhưng thực tế nhận là 2tr thì trên hợp đồng lao động mình thể hiện lương làm căn cứ đóng BHXh là 1.5tr còn các khoản phụ cấp khác thêm 0.5tr nữa có ổn không các bạn
 
N

ngocdiep86

Sơ cấp
13/3/10
23
0
0
37
Duong Thanh Nien
Bác Kế Toán Già Gân có thể diễn nôm được không? Cứ trích luật, quy định, thông tư thế này em thấy váng hết cả đầu.
Đọc xong em vẫn chưa hiểu: Lương tối thiểu vùng để làm gì? lương tối thiểu chung để làm gì? Khi xây dựng bản lương đóng bảo hiểm thì xây dựng theo mức lương tối thiểu chung hay tối thiểu vùng?
Thanks bác nhé.

Em cũng chả hiểu lắm xin các bác tư vấn thêm đi ạ
 
T

thuthuyld

Sơ cấp
19/1/11
24
0
0
35
lam dong
Đăng ký BHXH, BHYT thì cần những giấy tờ gì? mong các bạn chỉ, cảm ơn nhiều.
 
D

doanthianh1981

Sơ cấp
27/7/10
49
0
0
43
Hà Nội
hì, cái này tốt nhất là bạn nên lên BHXH quận bạn muốn đk ý,( vd mình ở Quận Ba Đình -lên Quán Thánh), có 1 anh đẹp trai, và tử tế sẽ cho bạn tất cả các biễu mẫu cần thiết, và hướng dẫn luôn cách điền nữa cơ. Không phải mất công search trên mạng hoặc cóp ở đâu cả, Rồi mai mốt bạn cũng phải qua BH để nộp mẫu mà.
 
The Hoang

The Hoang

Kế Toán Dạo
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
11/8/05
2,416
286
83
Sài Gòn - Phan Thiết
Em cũng chả hiểu lắm xin các bác tư vấn thêm đi ạ
* Mức lương tối thiểu chung được làm căn cứ để tính lương theo thang bảng lương của các doanh nghiệp nhà nước (lương ngạch bậc), các doanh nghiệp khác có thể sử dụng hay không thì tuỳ. Mức lương tối thiểu chung này áp dụng giống nhau cho tất cả các nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
* Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất tính theo từng vùng theo qui định của Nhà Nước mà người lao động nhận được khi ký hợp đồng lao động với các công ty trong khu vực đó.
* Mức lương tối thiểu chung luôn luôn nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Và khi đã bị điều kiện mức lương tối thiểu vùng ràng buộc thì tất nhiên mức lương đóng bảo hiểm của bạn cũng phải cao hơn hoặc thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu chung.
VD:
Hiện nay mức lương tối thiểu chung là 730.000vnd/tháng áp dụng cho cả nước. Mức lương tối thiểu vùng I áp dụng cho cty nước ngoài là 1.550.000vnd/tháng.
Như vậy nếu bạn làm việc tại TP. HCM hoặc HN (vùng I) cho cty nước ngoài thì họ phải trả lương cho bạn thấp nhất là 1.550.000vnd/tháng chứ không thể thấp hơn. Và mức lương đóng bảo hiểm cũng tương ứng từ 1.550.000vnd/tháng trở lên
Hy vọng giải tỏa được thắc mắc của bạn.

Mình đăng ký theo m dđóng BHXh là 1.5tr nhưng thực tế nhận là 2tr thì trên hợp đồng lao động mình thể hiện lương làm căn cứ đóng BHXh là 1.5tr còn các khoản phụ cấp khác thêm 0.5tr nữa có ổn không các bạn

Nếu trên hợp đồng bạn ghi rõ là lương CB 1,5tr ; phụ cấp khác 0,5tr thì lương đóng bảo hiểm vẫn là 2tr nhé bạn.
Good luck
 
H

hldecor

Guest
4/5/11
1
0
0
cầu giấy hà nội
bài viết rất bổ ích, mình có một thắc mắc (vì minh mới tập toẹ vào nghề nên chẳng bít gì )
mong giúp đỡ
Vấn đề của mình như thế này
-công ty mình vừa thành lập xong nhưng giám đốc chưa đóng bảo hiểm lần nào vì vừa ở bển về
vậy cho mình hỏi thủ tục làm bhxh cho giám đốc của mình như thế nào các bước
xin được trợ giúp ! thanks mail của mình là :khanhlong.mp@gmail.com
 
Kế Toán Già Gân

Kế Toán Già Gân

Già mà ham
Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

vanban.gif

Công văn 3052/LĐTBXH-LĐTL ngày 14/09/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động là mức lương chính hoặc tiền công ghi tại nội dung (8), khoản 1, Điều 3 của mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội


Trích lại mẫu hợp đồng lao động để minh hoạ thêm

Mẫu hợp đồng lao động kèm theo thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

- Loại hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...
- Thử việc từ ngày... tháng... năm đến ngày... tháng... năm...
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):​


Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời giờ làm việc (6)
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:


Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động

1. Quyền lợi:
- Phương tiện đi lại làm việc (7):
- Mức lương chính hoặc tiền công (8):
- Hình thức trả lương:
- Phụ cấp gồm (9):
- Được trả lương vào các ngày hàng tháng
- Tiền thưởng:
- Chế độ nâng lương:
- Được trang bị bảo hộ lao động gồm:
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết...):
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10):
- Chế độ đào tạo (11):
Những thoả thuận khác (12):​

2. Nghĩa vụ:

- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động...
- Bồi thường vi phạm và vật chất (13):​

congvan.png

Tải file và xem trực tuyến tại đây:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA