Hạch toán khoản trả trước

  • Thread starter DoHung
  • Ngày gửi
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Doanh nghiệp của tôi bắt đầu hoạt động T2/2004, nhưng chính thức bước vào sản xuất T10/2004.

Toàn bộ chi phí phát sinh từ T02 đến hết T9/2004 khoảng 2tỷ gồm các khoản lương, chi phí công tác điện thoại....

Tôi dự định sẽ đưa toàn bộ các khoản chi phí trên vào chi phí trả trước dài hạn (242) để phân bổ dần trong vòng 3 năm (như quy định).

Các bạn cho ý kiến, cách làm như vậy có gì sai không?. Trước khi kết chuyển tôi nên chuẩn bị các chứng từ gì ?

Cám ơn các bạn rất nhiều.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bác có thể phân loại các chi phí trả trước đó và list lên WKT để anh em cùng mổ sẻ không, không hẳn tất tần tật đưa vào 242 để trờ phân bò phải không nhỉ.
 
T

tratphuong

Guest
13/9/04
23
0
1
HCM
Cần phải phân loại chi phí phát sinh là chi phí gì ? Chi phí này hình thành TSCĐ hay chỉ là chi phí hoạt động.
Nếu chi phí hoạt động thì chỉ nên phân bổ vào năm tài chính thôi.Không nên treo vào TK 242 vừa mất công theo dõi lại phải giải thích tùm lum.
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
"Cần phải phân loại chi phí phát sinh là chi phí gì ? Chi phí này hình thành TSCĐ hay chỉ là chi phí hoạt động."

I thống nhất ý kiến trên . Còn
"Nếu chi phí hoạt động thì chỉ nên phân bổ vào năm tài chính thôi.Không nên treo vào TK 242 vừa mất công theo dõi lại phải giải thích tùm lum."
thì có lẽ không phải lắm vì không thể phân bổ hết thế đwợc mà phải để " Chi phí trả trước 142 " phân bổ dần.
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Tôi thấy từ tháng 02 đến tháng 9 mà đơn vị bạn đã chi phí những 2 tỷ trong khi chưa đi vào họat động thì có lẽ đây là tập hợp của rất nhiều loại chi phí khác nhau. Điều đầu tiền mà bạn muốn hạch toán cho chính xác và phân bổ chi phí này cho hợp lý thì bạn hãy phân biệt rõ từng loại chi phí ra (như mọi người đã nói ở trên). trong các chi phí của bạn sẽ có :
CF được vốn hóa và chi phí không được vốn hóa
Cf được vốn hóa bạn sẽ trích khấu hao theo thời hạn sử dụng
Cf không được vốn hóa sẽ có :
* chi phí họat động: Nên phân bổ ngay trong năm tài chính
* Chi phí mua công cụ dụng cụ : Treo trên tài khoản 142(hoặc 242) phân bổ dần
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Cám ơn các bạn.

Tất cả các chi phí trên đều là chi phí hoạt động. Chi mua TSCĐ mình đã tách riêng ra rồi. Thực chất các khoản chi của mình bắt đầu từ T6 năm 2003. Bây giờ mình đã tập hợp và phân loại chi tiết trên tài khoản 642 rồi. Mình muốn bóc tách và chuyển bớt sang 242 để giảm lỗ năm nay.

Mình muốn hỏi kinh nghiệm của mọi người là có nên bóc tách ra hay không ? Nếu bóc tách thì sau này quyết toán thuế có gặp khó khăn gì không ? Bởi vì nếu để lỗ ngay năm đầu khoản 2tỷ thì vô lý qua.

Rất mong bạn nào có kinh nghiệm với TK 242 chỉ giúp.

Mình nghe nói, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bỏ tài khoản 142 rồi mà. Nhiều bạn vẫn gợi ý dùng TK142 là sao nhỉ ?

Cám ơn các bạn rất nhiều
 
B

Buithuy78

Guest
Chao cac ban!
Mình nghe nói, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bỏ tài khoản 142 rồi mà. Nhiều bạn vẫn gợi ý dùng TK142 là sao nhỉ ?
Cac ban dang hach toan chi phi tra truoc va chi phi cho phan bo vao TK 142 theo quy dinh nao cho doanh nghiep co von dau tu n­uoc ngoai vay?
Cac ban vui long gioi thieu giup minh quy dinh do duoc khong vay??
 
S

suikyo

Guest
8/9/04
33
0
0
Ha Noi
Em cũng cùng ý kiến với chị buithuy78. Em đọc TT55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì cũng có nói không sử dụng tài khoản 142-chi phí trả trước (1421-chi phí trả trước), bổ sung TK 242 - chi phí trả trước dài hạn.
Vậy có phải đối với các đối tượng khác (không phải DN/tổ chức có vốn NN) thì vẫn được dùng TK 142 ạ?
 
Y

yennhime

Guest
Theo như mình hiểu doanh nghiệp của bạn bắt đầu hoạt động từ T2/04 như vậy thì chi phí phát sinh T6-03 đến T2/04 nếu bạn bóc tách được chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo bạn có thể phân bổ thành 3 năm còn các chi phí khác vẫn phải hạch toán là chi phí trong kỳ thôi.

Còn chi phí từ T2-T9-04 như các bạn trên đã gợi ý nếu bạn đủ điều kiện phân loại là tài sản cố định vô hình thì bạn có thể khấu hao được (chi phí cho giai đoạn triển khai)

Để rõ hơn bạn tìm đọc chuẩn mực kế toán TSCĐ vô hình.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
suikyo nói:
Em cũng cùng ý kiến với chị buithuy78. Em đọc TT55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì cũng có nói không sử dụng tài khoản 142-chi phí trả trước (1421-chi phí trả trước), bổ sung TK 242 - chi phí trả trước dài hạn.
Vậy có phải đối với các đối tượng khác (không phải DN/tổ chức có vốn NN) thì vẫn được dùng TK 142 ạ?
TK 142 vẫn sử dụng được cho các DN không có vốn nước ngoài.
Riêng TT 55, theo mình không rõ ràng lắm vì chỉ ghi không sử dụng TK 142 (1421 =chi phí trả trước), vậy còn TK 1422 có được sử dụng không? :atom:
 
L

long_nh2000

Guest
Chào bác, về vấn đề này mình có ý kiến như sau :
Tách chi phí ra thành chi phí thời kỳ và chi phí dài hạn
- chi phí thời kỳ bao gồm các khoản như : chi lương quản lý, chi điện , điện thoại, tiền nhà, tiếp khách ......
- Chi chí dài hạn tham gia vào quá trình hình thành nên tài sản cuả doanh nghiệp như (chi vận chuyển, lắp đặc (mua công cụ lắp đặc, lương công nhân lắp đặc, lương chuyên gia và một số chi phí khác phát sinh cho quá trình lắp đặc máy móc này) tất cả những chi phí này sẽ được tính vào giá trị cuả máy móc thiết bị đó

Còn một số chi phí khác mang tính chất daì hạn : đào tạo, quản cáo, trả tiền thuê cho nhiều kỳ

Sau khi đã tách chi phí ra : những chi phí thời kỳ sẽ phân bổ hết trong năm tài chính đó.
 
L

long_nh2000

Guest
Tài khoản 1422 vẫn sử dụng được bình thường
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA